Từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 11.000 người mắc sốt xuất huyết, trong đó 10 người tử vong [..]
Tính đến thời điểm hiện tại, số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết ở nước ta ngày một tăng, đáng chú ý không chỉ tập chung ở các vùng duyên hải, miền núi mà còn xuất hiện với số lượng ca mắc ngày càng tăng ở các khu vục đông dân cư, đô thị, các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…Tình hình phức tạp đã đặt ra nhiều thánh thức to lớn đối với ngành y tế nói riêng và cộng đồng nói chung.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn phổ biến truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Dịch sốt xuất huyết đang ở thời kỳ cao điểm. Theo thống kê 8 tháng đầu năm cả nước đã ghi nhận gần 25 nghìn ca mắc, tại 48 tỉnh, thành, đáng chú ý có 12 chết do sốt xuất huyết, tăng so với cùng kỳ năm 2014, trong đó tại khu vực miền Nam là “điểm nóng”của dịch do đang ở mùa mưa điều kiện tốt để muỗi sinh sôi. Tại phía Nam, từ đầu năm 2015 đến nay đã có 22.185 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 54% so với cùng kỳ, một số địa phương đã bắt bùng phát như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. Đây là địa phương có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, tập chung đông dân cư, các công trình dang dở, dụng cụ, các đồ vật có thể chứa nước, các vũng nước đọng làm chỗ cho muỗi sinh đẻ. Vì vậy người dân phải cùng các cơ quan chức năng vệ sinh môi trường, phát quang bụi dậm, loại bỏ các đồ vật có chứa bọ gậy, thực hiện tốt công tác dự phòng muỗi sốt xuất huyết.
Thể bệnh nhẹ:
Thể bệnh nặng:
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Chăm sóc tại nhà như sau:
Theo dõi tình trạng bệnh và đến bệnh viện khi thấy có các dấu hiệu trở nặng:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
+ Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Nguồn tổng hợp.
Chú ý: Trên đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 1900.6180 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia.